fbpx
Trang chủBài viết mẫuGÓC KHUẤT KHI KINH DOANH MỸ PHẨM ONLINE

GÓC KHUẤT KHI KINH DOANH MỸ PHẨM ONLINE

Ông cha có câu “phi thương bất phú”, cũng vì muốn “phú” mà nhiều người lựa chọn hình thức kinh doanh mỹ phẩm online qua các trang thương mại điện tử, các diễn đàn, mạng xã hội. Đây tưởng chừng là cách kiếm tiền dễ dàng vì không phải mở cửa hàng, không lo khâu mặt bằng, nội thất nhưng thật ra là không hề đơn giản. Nếu bạn cũng đang có ý định kinh doanh mỹ phẩm online, hãy theo dõi 5 “nỗi thống khổ’ dưới đây và lưu ngay các phương án giải quyết.

1. 10 người bán, 1 người mua

Có thể thấy, hiện nay hình thức kinh doanh mỹ phẩm online đang nở rộ, dù bạn đã mở cửa hàng mỹ phẩm, nếu bỏ qua kênh bán hàng này, vẫn rất khó để cạnh tranh. Phần lớn, những người sử dụng Facebook, Instagram để bán hàng mỹ phẩm là những bạn trẻ, thuộc nhóm khoảng 16 – 30 tuổi, là những người cập nhật tốt xu hướng và nhạy bén với thị trường online.

Thường chỉ cần một sản phẩm nào đó bán chạy, chỉ trong thời gian ngắn đã thấy tràn lan đối thủ bán theo. Một ví dụ gần đây nhất, chỉ vì câu nói của Phạm Băng Băng dùng 600 miếng mặt nạ mỗi năm để có làn da “trẻ mãi” không già, ngay lập tức, thị trường mua bán mặt nạ trở nên sôi động với đủ dòng từ mặt nạ làm sáng da đến thải độc, trị mụn,… từ loại có giá trăm ngàn đến miếng chỉ vài ngàn đồng. Nếu bạn không nắm bắt tốt thị trường, cập nhật mẫu mã liên tục, tìm kiếm nguồn hàng ổn định, giá tốt thì rất khó để cạnh tranh trong thời cuộc “10 người bán, 1 người mua” này.

Để kinh doanh mỹ phẩm như ý, bạn cần học cách bán mỹ phẩm online từ nhiều nguồn khác nhau. Bên cạnh việc nhập hàng, thì quảng bá bán hàng, truyền thông sao cho nhiều khách hàng biết đến cũng là một trong những cách bán mỹ phẩm online hiệu quả. Ví dụ như muốn biết cách bán mỹ phẩm trên Facebook sao cho tốt, chủ shop cần tham gia vào các group trao đổi, mua bán, diễn đàn mỹ phẩm để biết nhu cầu thị trường hiện tại như thế nào, các đối thủ đang quảng bá ra sao.

Đa dạng kênh bán hàng, ngoài Facebook, hiện nay có rất nhiều sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada,… hãy đăng ký bán hàng trên những kênh này để thu về nhiều đơn hơn. Mỗi nền tảng sẽ có một cách thức bán hàng khác nhau, bạn nhớ cập nhật đủ kiến thức trước khi bán nhé!

Bắt trend, cập nhật xu hướng thật tốt để có thể tận dụng cơ hội bán hàng, bạn nhanh hơn người khác bao nhiêu thì sẽ thu được nhiều lợi bấy nhiêu.

2. Khách ch “hi do”

Không ít những trường hợp khách nhắn tin, bình luận hỏi han về sản phẩm, người kinh doanh tư vấn chán chê nhưng không chốt được đơn hàng. Trường hợp này có 2 nguyên nhân: một là tư vấn chưa đúng cách, hai là khách chỉ “hỏi dạo” để biết thông tin sản phẩm.

Theo kinh nghiệm bán hàng online, bạn phải trả lời khách càng nhanh càng tốt, thời điểm họ phát sinh nhu cầu và có thời gian dành cho bạn, nếu chậm trễ, khách sẽ mua hàng của đối thủ hoặc không còn muốn mua sản phẩm nữa. Đây cũng chính là một bí quyết để bán hàng online đạt doanh số cao, đừng bỏ lỡ bất kì một khách hàng nào khi họ tìm đến bạn.

Với trường hợp khách chỉ hỏi cho biết, thực ra, đây cũng là đối tượng tiềm năng, họ phải có nhu cầu, thật sự quan tâm, nhưng có thể chưa đủ điều kiện tài chính hoặc nhu cầu chưa thực sự lớn ở thời điểm đó. Đây là nhóm khách hàng có xu hướng tìm hiểu thông tin, giá cả, công dụng để lựa chọn sản phẩm phù hợp. Với nhóm khách hàng này, người kinh doanh vẫn cần tư vấn niềm nở, khéo léo khơi gợi nhu cầu kích thích họ phát sinh hành vi mua hàng sớm hơn. Ví dụ, khách hàng lưỡng lự vì chưa đủ tiền để mua, hãy tung ra các chương trình khuyến mại, dùng mẹo tạo cảm giác khan hiếm hoặc tư vấn sản phẩm tương đương có giá rẻ hơn.

Sử dụng các phần mềm quản lý bán hàng miễn phí hoặc trả phí để nhận được thông báo, cập nhật liên tục về tình hình bán hàng trên các kênh online như facebook, sàn thương mại điện tử.

Để thuyết phục khách mua hàng, thì mỗi kênh cũng cần có chiến lược riêng. Ví dụ như cách bán mỹ phẩm trên Facebook thì cần xin khách thật nhiều review sau khi đã mua hàng để gây dựng niềm tin. Học cách bán mỹ phẩm online thực sự là một bước đi không thể thiếu đối với ai đang có ý định kinh doanh mặt hàng này.

3. Giao hàng bị khách “bỏ bom”

Có rất nhiều trường hợp, sau khi đã trao đổi mua bán, đến bước giao hàng tận nơi cho khách thì gọi điện không nghe máy, nhắn tin không trả lời, những tình huống “dở khóc dở cười” này khiến chủ cửa hàng không những không có doanh thu mà còn mất một khoản chi phí giao hàng. Đây là rủi ro mà người kinh doanh mỹ phẩm online nào cũng gặp phải.

Nguyên nhân có thể do lúc đó khách bận, có việc đột xuất, khách quên nên không để ý điện thoại, hoặc khách không đủ tiền nhận hàng lúc đó, và thậm chí là khách đổi ý không mua hàng nữa. Để hạn chế rủi ro này xảy ra, trước lúc giao hàng, bạn nên gọi điện xác nhận lại một lần nữa, sau đó mới giao đơn đi.

Để giảm tình trạng đơn hoàn bạn có thể yêu cầu khách chuyển tiền trước và đăng ký nhiều đơn vị vận chuyển để tối ưu hóa việc giao hàng.

4. Người giao hàng không chuyên nghiệp

Sau khi đơn hàng đã xuất đi cho người giao hàng, bạn vẫn cần phải kiếm soát chất lượng làm việc của nhân viên cho đến khi xác nhận được khách đã nhận đúng và đủ hàng. Với các shop mỹ phẩm online, chủ cửa hàng thường có một nhân viên giao hàng riêng, hoặc làm việc với một công ty chuyên giao nhận, số ít còn lại là tự đi giao hàng hoặc đăng tin lên các nhóm như “Ship tìm người – người tìm Ship” để tìm người.

Có rất nhiều trường hợp khách không nhận đúng, nhận đủ, và đúng giờ, hoặc thái độ khi giao hàng không niềm nở, gây tâm lý khó chịu, không muốn mua hàng nữa. Chính vì vậy, người kinh doanh cần lựa chọn người giao hàng chuyên nghiệp, thông thuộc đường đi, nhiệt tình và có kinh nghiệm với công việc này.

5. Khách hàng phản hồi gay gắt

Khi kinh doanh mỹ phẩm online, các phản hồi của khách đều diễn ra trên mạng xã hội, tùy vào tình huống, tính cách mỗi người mà có phản ứng khác nhau. Khách có thể đánh giá trực tiếp trên Fanpage Facebook, nhắn tin phàn nàn, bình luận ở bài đăng, hoặc thậm chí khách có thể đánh giá gay gắt trên các nhóm cộng đồng, các diễn đàn gây hiệu ứng lan tỏa rất nhanh. Dù trong tình huống nào, chủ cửa hàng cũng nên nhận lỗi và xin lỗi khách hàng trước, để xoa dịu tâm lý, rồi mới đi tìm nguyên nhân để giải quyết hợp lý.

spot_img

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Must Read / BẠN PHẢI XEM

spot_img
error: Nội dung trên Website được bảo vệ.
Vui lòng sử dụng chức năng Tải bài viết