fbpx
Trang chủChuyên đềBắt đầu kinh doanh OnlineKINH NGHIỆM LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH MỸ PHẨM TỪ NHỮNG NGƯỜI...

KINH NGHIỆM LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH MỸ PHẨM TỪ NHỮNG NGƯỜI THÀNH CÔNG

Nhu cầu làm đẹp là nhu cầu không thể thiếu, các trung tâm chăm sóc da, spa… liên tục xuất hiện để phục vụ cho việc làm đẹp cho khách hàng. Song song đó, khách hàng cũng có nhu cầu tự làm đẹp tại nhà. Mỹ phẩm đã đáp ứng những nhu cần thiết này cho khách hàng. Việc sử dụng mỹ phẩm không chỉ để làm đẹp mà còn có nhiều tác dụng khác trong việc chăm sóc sức khỏe cơ thể.

Lập kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm cần đến sự am hiểu về cách sử dụng mỹ phẩm, cách bảo dưỡng từng loại da mặt, màu da… vì thế việc kinh doanh mặt hàng này cũng sẽ gặp nhiều khó khăn ngoài việc cạnh tranh trên thị trường.

ĐIỀU KIỆN KHỞI NGHIỆP

– Vốn: Vốn đầu tư ban đầu: 100-200 triệu, gồm:

+ Chi phí mặt bằng: ký hợp đồng ít nhất 1 năm. Diện tích từ 30 m2

+ Chi phí cho quầy, tủ kiếng, gương soi, bàn ngồi tư vấn…

+ Chi phí mua hàng ban đầu do không thể mua hàng gối đầu trong những lần đầu tiên

+ Chi phí cho việc thuê 1-2 nhân viên trong 2-3 tháng. Tuy nhiên nếu cửa hàng nhỏ thì có thể người chủ vừa có thể bán hàng, vừa quản lý để tiết kiệm chi phí trong giai đoạn đầu

+ Chi phí dự phòng trong vòng 3 tháng đầu khi kinh doanh

-> Thời gian chuẩn bị: khoảng 1 tháng

Nhân viên (nếu có):

+ Cần tuyển nhân viên am hiểu về chăm sóc sắc đẹp, biết sử dụng nhiều loại mỹ phẩm;

+ Có khả năng giao tiếp;

+ Có làn da đẹp và yêu thích công việc làm đẹp

– Pháp lý:

+ Chỉ cần đến Ủy ban nhân dân phường, nơi kinh doanh để xin giấy phép kinh doanh và nộp thuế khoán

– Lợi thế:

+ Địa điểm: Chọn vị trí mặt tiền, gần các văn phòng hoặc trường học

YÊU CẦU CHUYÊN MÔN

– Lập kế hoạch bán hàng: gồm các khoản mục

+ Nghiên cứu nhu cầu của thị trường quanh khu vực bán hàng, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và giá bán tại khu vực dự kiến kinh doanh;

+ Mục tiêu bán hàng: dự trù doanh thu, chi phí , lợi nhuận hàng tháng;

+ Cách quảng cáo, thu hút khách hàng bằng các bảng hiệu, website, …

– Kỹ năng:

+ Quản lý trưng bày và ghi nhớ các mặt hàng mà bạn kinh doanh: việc sắp xếp gọn gàng, logic sẽ giúp bạn đỡ mất thời gian tìm kiếm cũng như kiểm kê định kỳ

+ Giao tiếp: khách hàng thường lưu tâm đến thái độ bán hàng của người chủ tiệm hoặc nhân viên. Do đó, cần thể hiện sự nhiệt tình, vui vẻ khi bán hàng

+ Một số loại mỹ phẩm thường gây dị ứng do đó nhân viên cần xử lý tốt những tình huống như vậy để không làm mất uy tín cửa hàng. Ví dụ có thể hướng dẫn khách hàng sử dụng một loại mỹ phẩm khác để chống dị ứng, hay liên hệ một số trung tâm, bệnh viện… để được chẩn đoán phù hợp.

– Kinh nghiệm:

+ Bạn phải am hiểu về việc sử dụng các loại mỹ phẩm; cách sử dụng mỹ phẩm như dưỡng da ban đêm, loại hoạt chất nào có lợi cho da, loại nước hoa nào thích hợp với người có cá tính mạnh mẽ, hay nữ tính…

+ Cũng cần có kinh nghiệm về các loại mỹ phẩm dành cho nam giới, trẻ em, người lớn tuổi… vì khách hàng thường bối rối không biết lựa chọn sản phẩm nào phù hợp.

– Nguồn hàng:

+ Kinh doanh mỹ phẩm ngoại nhập: chợ An Đông, Saigon Square, Linhperfume, Thegioinuochoa…

+ Một số công ty, cơ sở sản xuất mỹ phẩm trong nước như: Thorakao, Mỹ phẩm Sài Gòn,…

+ Một số nhãn hiệu mỹ phẩm nước ngoài có nhà máy sản xuất hoặc có trung tâm phân phối tại Việt Nam: Debon, Olay, Clean & Clear, The Faceshop…

Làm cách nào để tạo ra một nhãn hiệu không bị lẫn trong một thị trường đông đúc? Tạo ra một nhãn hiệu cũng giống như việc sinh ra một người hoàn hảo đáp ứng các yêu cầu do mình đặt ra. “Con người” này có cá tính, có đạo đức, có tính khí và có một vẻ ngoài vật chất.

Yêu công việc 24/7

Bạn phải thực sự yêu công việc của mình và nó đã trở nên một phần con người bạn. Đó là định mệnh của bạn, nếu bạn muốn trở thành một doanh nhân. Bạn sẽ luôn luôn bị thôi thúc muốn vươn tới thành tựu tiếp theo và không bao giờ thỏa mãn. 

Một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh nên bao gồm mười nội dung cơ bản như sau:

1. Việc đầu tiên và quan trọng nhất là ý tưởng kinh doanh (business ideas): Bạn phải nung nấu trong đầu một ý tưởng kinh doanh và suy nghĩ kỹ về những ý tưởng đó. Lịch sử đã chứng minh, ý tưởng, dù cho điên rồ hay vĩ đại, thì cũng đều có những khả năng thành công. Ví dụ như Bill Gates từ bỏ trường đại học để thành lập công ty thì lúc đó, nhiều người coi đó là điên rồ nhưng cuối cùng, thế giới ai cũng biết đến sự thành công của ông.

2. Đặt ra mục tiêu kinh doanh và những thành quả cần đạt được (objectives and goals): Đây chính kết quả mà trong ý tưởng kinh doanh cần đạt được. Bạn sẽ phải trả lời những câu hỏi sau: Bạn sẽ đạt được cái gì từ việc kinh doanh của bạn về mặt thời gian, tiền bạc và kinh nghiệm? Làm thế nào để đo lường mức độ thành công của việc kinh doanh đó (ví dụ như tổng doanh thu, lợi nhuận ròng, bao nhiêu nhân công, bao nhiêu thị phần). Sau bao lâu thì có thể đo lường mức độ thành công đó (một năm, hai năm hay năm năm)?

Việc đặt ra mục tiêu và thành quả đạt được có thể gói gọn vào chữ SMART (thông minh) trong đó S là Specific (Cụ thể), M là Measurable (có thể đo lường được), A là Achievable (Có thể đạt được), R là Realistic (Thực tế) và T là Timely (thời hạn)

3. Nghiên cứu và phân tích thị trường: Để đảm bảo kinh doanh thành công, cần phải tổ chức nghiên cứu và phân tích thị trường. Phải xem xét xem trên thị trường đã có những công ty, tổ chức nào đã kinh doanh trong lĩnh vực đó, sự thành công của họ như thế nào, khách hàng của họ là ai, nhu cầu của thị trường trong tương lai như thế nào…

Nếu như bạn không có chuyên môn trong lĩnh vực nghiên cứu và phân tích thị trường, tốt nhất là bạn nên tìm đến một công ty tư vấn. Công ty tư vấn sẽ cung cấp cho bạn tất cả những thông tin nghiên cứu và phân tích thị trường với nội dung theo đơn đặt hàng của bạn.

4. Phân tích thế mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ (SWOT analysis): một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh không thế thiếu mục này. Hơn ai hết, bạn phải biết thế mạnh và điểm yếu của bạn khi thực hiện mục tiêu kinh doanh đó.

Ví dụ như bạn là một chuyên gia máy tính và bạn muốn kinh doanh trong lĩnh vực máy tính thì đó là điểm mạnh trong lĩnh vực mà bạn đang kinh doanh nhưng điểm yếu có thể là bạn chưa có kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm marketing…Phân tích thị trường cũng giúp cho bạn dự đoán những cơ hội và thách thức đe dọa tới sự thành công của ý tưởng kinh doanh đó khi bắt tay vào thực hiện.

5. Xác lập mô hình tổ chức kinh doanh: Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005, bạn sẽ chọn một trong những loại hình kinh doanh như sau: doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp doanh… Dựa vào phân tích hạn chế và lợi thế của từng loại hình doanh nghiệp, bạn sẽ quyết định đăng ký kinh doanh theo mô hình doanh nghiệp nào.

6. Lên kế hoạch marketing: Những chiến lược mà bạn sẽ thực hiện để lôi kéo khách hàng và quan trọng hơn là để giữ khách hàng khi đã sử dụng sản phẩm và dịch vụ của bạn. Luôn đặt câu hỏi: làm thế nào để khách hàng biết sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp và chiến lược marketing nào là tốt nhất để làm điều đó. Dù cho sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp của bạn tốt đến mức nào đi nữa nhưng sẽ là vô nghĩa nếu như không ai biết đến doanh nghiệp của bạn.

Ba nguyên tắc cơ bản trước khi lập một kế hoạch marketing là segment (phân loại khách hàng) – target (lựa chọn đối tượng khách hàng công ty hướng tới) – position (xác định vị thế tương lai của công ty, công ty muốn khách hàng nhìn nhận về mình thế nào). Khách hàng phải là điểm xuất phát, đồng thời là điểm chốt cuối cùng của mọi hoạt động marketing.

7. Lập kế hoạch vận hành: Tập trung vào các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp, ví dụ như nhân sự, phương tiện máy móc và quy trình lưu hoàn công việc. Những văn bản pháp lý nào điều chỉnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp của bạn.

8. Có sẵn kế hoạch quản lý con người: Lên cơ chế kiểm soát sự vận hành công việc kinh doanh của bạn bao gồm đội ngũ quản lý, nhân viên và những kỹ năng và trình độ của họ. Có sự phân công công việc và phân quyền rõ ràng. Thường xuyên có các buổi họp đánh giá tình hình hoạt động của các phòng ban. Có kế hoạch đào tạo và phát triển nhân viên và các cấp quản lý.

9. Kế hoạch tài chính: Nguồn tài chính nào để tài trợ cho kế hoạch kinh doanh, ví dụ như nguồn vốn vay, vốn của chủ sở hữu và các nguồn tài chính đó sẽ được sử dụng như thế nào. Nhiều doanh nhân cho rằng, kế hoạch tài chính là quan trọng nhất quyết định sự sống còn của doanh nghiệp.

Dựa trên những số liệu từ nghiên cứu thị trường, bạn sẽ phải tiên đoán trong năm năm đầu các dòng tiền sẽ như thế nào, lúc nào sẽ cân bằng thu chi, lúc nào sẽ hoàn vốn, sự luân chuyển của đồng vốn như thế nào. Vốn luân chuyển là nguyên nhân mà nhiều doanh nghiệp mới thường thất bại nên lập kế hoạch chi tiết cho vấn đề này là một vấn đề sống còn.

Ví dụ như bạn cần phải đảm bảo rằng trong khi bạn đang trông chờ các nguồn thu vào thì đã có đủ một khoản tiền để trang trải các chi phí cho nhà cung cấp. Nếu bạn không cân nhắc đến yếu tố này một cách nghiêm chỉnh, bạn có thể gặp thất bại mặc dù đó là một bản kế hoạch kinh doanh có thể thành công. Nếu như bạn không có chuyên môn về tài chính, tốt nhất nên tham gia các lớp học ngắn hạn đào tạo về tài chính cho nhà quản lý.

10. Kế hoạch thực hiện: Liệt kê các hoạt động chi tiết để doanh nghiệp đạt được mục đích đề ra và càng chi tiết càng tốt. Đặt ra những ưu tiên và những hạn định về thời gian cho mỗi công việc để giúp bạn có thể theo dõi và đo lường mức độ hoàn thành công việc. Nên lưu ý dành thời gian cho những công việc phát sinh và những khó khăn khách quan trong quá trình thực hiện.

Sau khi bạn đã vạch ra một kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm chi tiết, hãy thường xuyên rà soát lại và bổ sung thêm. Hơn nữa, luôn đặt mục tiêu cho mỗi công việc cụ thể và đánh giá mức độ thành công của mỗi mục tiêu đó.

spot_img

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Must Read / BẠN PHẢI XEM

spot_img
error: Nội dung trên Website được bảo vệ.
Vui lòng sử dụng chức năng Tải bài viết